Tình trạng phun môi xong bị nứt chảy máu không phải là tình trạng hiếm gặp. Điều này khiến cho nhiều chị em hoang mang, lo lắng không biết phải xử lý như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân tích nguyên nhân cũng như phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn của tình trạng
Do kỹ thuật phun không chuyên nghiệp. Kỹ thuật phun chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sau khi thực hiện. Việc di mực không đúng cách có thể làm tổn thương da, ảnh hưởng đến phần biểu bì và hạ bì bên dưới môi.
Mực phun không đảm bảo chất lượng cũng chính là nguyên nhân khiến phun môi xong bị nứt chảy máu. Rất nhiều đơn vị sử dụng các loại mực xăm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Đây là lý do khiến môi khô ráp, thậm chí bị nứt chảy máu sau khi phun.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phun môi xong bị nứt chảy máu
Sử dụng thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu, có đầu kim lớn nên rất dễ gây tổn thương cho môi. Điều này khiến cho phần da môi khô, nứt nẻ sau khi phun.
Ngoài ra, bên cạnh chất lượng dịch vụ phun xăm, chế độ chăm sóc tại nhà của bạn cũng ảnh hưởng đến kết quả phun môi. Nếu bạn không tuân thủ theo dặn dò từ các chuyên viên, ăn đồ cay nóng, lấy tay gỡ môi… Việc môi bị khô nứt, xuống màu nhanh là điều tất yếu.
Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng phun môi xong bị nứt chảy máu
Dưỡng môi với các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, dầu dừa, nha đam, dầu oliu… đều được xem là những nguyên liệu tự nhiên giúp chữa khô môi hiệu quả. Các dưỡng chất tự nhiên sẽ giúp cấp ẩm cho đôi môi mềm mịn hơn. Tuy nhiên bạn cần phải đợt môi bong hết lớp vảy mới có thể sử dụng các nguyên liệu này. Ngoài ra bạn nên test trước trên một vùng da nhỏ để hạn chế tình trạng kích ứng.
Dưỡng môi với các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, dầu dừa, nha đam, dầu oliu
Chú ý uống đủ nước mỗi ngày. Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể nhé! Ngoài nước lọc bạn có thể uống thêm các loại nước trái cây, sinh tố để bổ sung vitamin cho đôi môi nhanh phục hồi hơn.
Nếu bạn phát hiện tình trạng đau nhức ngày càng nghiêm trọng hãy đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục tốt nhất. Không nên tự ý chữa trị tại nhà có thể sẽ khiến tình trạng môi ngày càng nghiêm trọng hơn.