Phun xăm tác động vào lớp biểu bì nào của da?

Bạn đã bao giờ tự hỏi, hình xăm tác động vào lớp biểu bì nào của da hay chưa? Trước hết muốn biết mực xăm tồn tại trong lớp nào của da thì ta cần biết cấu tạo sơ qua về da.

Cấu tạo của làn da

Lớp thượng bì: Lớp thượng bì dày khoảng 0,2mm, có độ dày khác nhau ở từng vùng. Dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt. Đây chính là lớp da ở phía ngoài cùng. Mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được. Lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn và tránh mất các chất lỏng cần thiết

Lớp hạ bì: Phần cấu trúc chính của lớp  hạ bì là sợi collagen. Sợi đàn hồi và các mô liên kết. Lớp hạ bì đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Khỏi ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài cũng như nuôi dưỡng  lớp ngoài cùng

Mô dưới da: Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể. Đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể.

lop-bieu-bi

Cấu trúc của da

Mực xăm tác động vào lớp nào của da?

Khi bạn đi xăm, thợ xăm đưa kim vào trong da của bạn( từ 1-2mm tùy độ dày da của bạn). Kim xăm sẽ xuyên qua lớp biểu bì đến lớp hạ bì ( đích đến của mực xăm là ở hạ bì và sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lớp này ). Khi mực xăm mới vào trong da (cụ thể là lớp biểu bì). Cơ thể sẽ phản ứng với mực xăm giống như với bất kỳ tác nhân bên ngoài nào. Nhưng các hạt mực lớn hơn nhiều so với các tế bào bạch cầu nên ngoại trừ một số hạt mực nhỏ hơn sẽ bị loại bỏ, phần lớn mực trong da mãi mãi.

lop-bieu-bi-1

Mực xăm lắng ở lớp biểu bì của da

Mỗi lần đưa kim vào da sẽ tạo ra một vết thương. Báo động cho cơ thể kích hoạt quá trình chống viêm nhiễm. Kêu gọi tế bào miễn dịch di chuyển đến vết thương và chữa lành cho da. Đây chính là quá trình làm cho hình xăm tồn tại vĩnh viễn.

Nếu thợ xăm vô tình bơm mực quá nông vào lớp biểu bì. Lớp này sẽ tái tạo thường xuyên. Nên hình xăm của bạn sau khi lành sẽ bóng hết sạch. Và để lại trên da những lớp loang lổ rất khó coi. Và nếu kim được chèn quá sâu và lớp mô dưới da thì sẽ gây đau đớn. Và chảy máu trong quá trình xăm rất nhiều và sau đó sẽ hình thành sẹo về sau. Và hình xăm sẽ vừa loang lổ vừa lồi

Do không thể thải sắc tố ra ngoài, mực xăm sẽ nằm lại tế bào và được lưu lại trên da. Một số hạt mực nằm lơ lửng trong ma trận của lớp hạ bì, trong khi một số hạt mực khác bị tế bào da nhấn chìm gọi là nguyên bào sợi. 

Ban đầu, mực lắng ở lớp biểu bì nhưng khi da lành, tế bào biểu bì hư tổn bị bong ra và được thay thế bởi các tế bào mới không có mực. 

Sau khoảng 2 – 4 tuần, lớp trên cùng bong ra, để lại lớp biểu bì phía trong cùng với phần mực để lại. Do vậy mà mực xăm vẫn ở nguyên đó, còn màu mực thì nổi bật trên nền da của chúng ta.

Đó chính là lý do vì sao hình xăm sẽ mờ dần theo thời gian, bạn cần dùng dưỡng màu chăm sóc và bảo vệ hình xăm lưu giữ đẹp mãi như thủa ban đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon